Lịch sử Khẩu phần ở Cuba

Bài chi tiết: Kinh tế CubaNông nghiệp Cuba
Một nữ nhân viên phân phát bánh mì ở Cuba

Chính phủ Cuba áp đặt hầu hết các loại giá cả và khẩu phần lương thực cho các công dân. Bắt đầu từ cuối thập niên 1980, các khoản viện trợ của Xô viết cho nền kinh tế quản lý nhà nước của Cuba bắt đầu cạn kiệt. Trước khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Cuba phụ thuộc vào Moskva về thị trường xuất khẩu và những khoản viện trợ. Sự biến mất của các khoản trợ cấp đó đã khiến nền kinh tế Cuba rơi vào một giai đoạn suy thoái ngắn, được gọi là Giai đoạn đặc biệt tại Cuba. Năm 1992, Hoa Kỳ thắt chặt lệnh cấm vận thương mại. Một số người tin rằng điều này có thể đã tới sự sụt giảm tiêu chuẩn sống tại Cuba và chạm tới điểm khủng hoảng chỉ trong vòng một năm.[6] Tuy nhiên đến năm 1994, kinh tế Cuba đã phục hồi, không lún sâu vào suy thoái như người ta dự đoán[7].

Năm 1962, chính phủ đưa ra chính sách phân phối lương thực, càng trở nên gắt gao sau sự sụp đổ của Liên Xô. Trong giai đoạn 1990-1998, nền kinh tế Cuba gặp nhiều khó khăn do mất các đối tác kinh tế là các nước xã hội chủ nghĩa và bắt đầu phục hồi vào năm 1999. Kinh tế Cuba đã sụp đổ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, khiến quốc gia này rơi vào tình trạng đói nghèo một giai đoạn dài. Chuyện thiếu thức ăn và phải ra định mức lương thực mới nhất xem ra kết thúc một giai đoạn tương đối thịnh vượng của Cuba[3] Tới cuối năm 2001, nghiên cứu cho thấy mức sống trung bình tại Cuba thấp hơn giai đoạn Xô Viết. Những vấn đề chủ chốt là nhà nước không thể trả lương đáp ứng nhu cầu của người lao động và hệ thống phân phối luôn bị ám ảnh thường xuyên với tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Khi số lượng hàng hóa phân phối giảm, người Cuba dần phải quay sang chợ đen để có được những sản phẩm căn bản như quần áo, thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ gia dụng, vật dụng chăm sóc sức khoẻ. Khu vực không chính thức này được nhiều người dân Cuba gọi là Sociolismo.[8]

Qua quá trình thực hiện, Cuba tiếp tục chương trình cắt giảm chế độ bao cấp, đây là quá trình thực hiện chủ trương cắt giảm từng bước chế độ bao cấp hiện nay của Nhà nước. Chính phủ Cuba thông báo rằng xà phòngthuốc đánh răng sẽ không còn nằm trong danh mục những mặt hàng được nhà nước bán với giá bao cấp theo chế độ tem phiếu. Trước đó, Chính phủ Cuba đã cắt giảm hoàn toàn khoai tây, thuốc lá và một phần muối, gạo, đậu đỗ các loại trong khẩu phần lương thực phân phối theo tem phiếu cho người dân. Cuba cũng đã đóng cửa nhiều nhà ăn tập thể tại các cơ quanxí nghiệp, trong nỗ lực cắt giảm bao cấp nhà nước. Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Chủ tịch Cuba Raul Castro cho rằng cần phải xóa bỏ chế độ bao cấp thái quá tại đất nước này, đồng thời kêu gọi người dân tăng cường sản xuất nông nghiệp Cuba, tiến tới giảm một nửa kim ngạch nhập khẩu nông sản. Chính phủ Cuba phải chi tới 2,5 tỷ USD hàng năm để đảm bảo cung cấp cho 11,2 triệu dân những mặt hàng có trong chế độ tem phiếu khi Cuba phải nhập khẩu tới 80% lương thực, thực phẩm[9][10]

Kể từ cuộc cách mạng năm 1959 của Chủ tịch Fidel Castro, Cuba đã cung cấp cho người dân khẩu phần hàng tháng gồm các nhu yếu phẩm như gạo, đậu, đường, dầu ăncà phê, mặc dù những đợt cung cấp này đã bị thu hẹp lại trong những năm qua do khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng thiếu hụt và giá tăng cao. Thực trạng thiếu hụt thực phẩm kết hợp với tình trạng mất điện kéo dài 10-20 giờ/ngày trên khắp đất nước đã khiến người biểu tình xuống đường trong và xung quanh thành phố Santiago de Cuba, BayamoMatanzas[11] (biểu tình Cuba 2021, biểu tình Cuba 2024). Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel cho biết Chính phủ đã đảm bảo nguồn cung khẩu phần thực phẩm được trợ cấp quan trọng cho người dân để xoa dịu căng thẳng sau khi những người biểu tình xuống đường phản đối tình trạng thiếu lương thực trên diện rộng ở Cuba. Chính phủ Cuba sẽ tiếp tục cam kết đảm bảo cung cấp cho người dân lượng thực phẩm ở mức độ thiết yếu. Các mặt hàng thực phẩm cơ bản như gạo cũng sẽ được đảm bảo cho đến tháng 6 năm 2024, Cuba cũng đang nỗ lực đảm bảo cung cấp cả bột mì để sản xuất bánh mìsữa cho trẻ em vào tháng 6 năm 2024.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khẩu phần ở Cuba http://edis.ifas.ufl.edu/FE482 https://www.nytimes.com/2019/05/11/world/americas/... https://tuoitrethudo.com.vn/cuba-quay-lai-thoi-ky-... http://www.miamiherald.com/news/nation-world/world... https://www.behance.net/gallery/16893337/Monika-Sh... https://web.archive.org/web/20060524031450/http://... http://www.oxfamamerica.org/newsandpublications/pu... https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.C... http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/americas/1311962.... https://tuyengiao.vn/cuba-tiep-tuc-chuong-trinh-ca...